Đạp xe có to chân không? Cách đạp xe để có đôi chân thon gọn

25/05/2024
360 lượt xem

Chia sẻ

Đạp xe có to chân không? Đạp xe là môn thể thao mang lại nhiều lợi ích và tác dụng cho người đạp phù hợp với mọi lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt phương pháp đạp xe được biết đến làm tăng hormone của người đạp xe, phương pháp này là phương pháp đang được ưa chuộng nhất hiện nay bởi việc đạp xe đạp thường xuyên kể cả khi đi làm hay đi chơi, đi phượt là cách giúp bạn bảo vệ môi trường. Nhưng vấn đề làm cho mọi người lo ngại đó là đạp xe có làm to bắp chân không? Dưới đây là bài viết giúp bạn hiểu về việc đạp xe có làm to bắp chân không và phương pháp đạp xe giúp chân bạn thon gọn và hiệu quả.

Đạp xe có to chân không?

Hiện nay vấn đề “Đạp xe có làm to bắp chân không?”, vấn đề này làm cho các bạn nữ e dè khi bắt đầu sử dụng xe đạp. Câu trả lời cho vấn đề “Đạp xe có làm to bắp chân không?” theo như các chuyên gia đầu ngành của xe đạp tại Satako thì khi tập luyện sẽ không làm cho bắp chân bị to.

Đối với trường hợp chân bị to chỉ khi bạn luyện tập sai phương pháp hoặc ở cường độ cao do sự phát triển của cơ bắp. Tuy nhiên bạn cần phải hiểu rõ được sự khác nhau của to bắp chân với to do mỡ tạo nên. Bộ phận to do cơ bắp sẽ có độ săn chắc và phần “bắp chân” sẽ to hơn so với các mô khác, còn to bởi mỡ sẽ có tình trạng lỏng lẻo, không có chắc chắn như với phần “bắp”.

Đạp xe có làm chân to hơn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:

  • Thời gian đạp xe: Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe thì “ các vận động viên chuyên nghiệp khi luyện tập ở cường độ cao từ 15 đến 20 giờ mỗi tuần sẽ làm cho phần bắp chân, đùi to khỏe và săn chắc hơn rất nhiều”. Còn đối với mục đích làm giúp chân thon gọn hơn hay giảm lượng mỡ ở chân thì bạn hoàn toàn có thể an tâm tập luyện trong khoảng 8 đến 10 giờ mỗi tuần sẽ giúp cho việc chân thon gọn hơn mà không xuất hiện tình trạng to ở “bắp chân”.
  • Địa hình đạp xe: Nếu bạn thường xuyên đạp xe ở địa hình bằng phẳng thì lượng mỡ ở phần “bắp chân” sẽ giảm đi rất nhiều và giúp chân thon gọn hơn. Đối với địa hình là những con dốc hay đồi núi thì sẽ làm cho phần “bắp chân” to hơn rất nhiều so với bình thường bởi việc hoạt động với cường độ cao.
  • Chế độ ăn uống: Để việc đạp xe không bị to phần “bắp chân” thì yếu tố thực phẩm vô cùng quan trọng, khi bạn nạp năng lượng vào cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bắp chân bị to hơn. Theo các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng và sức khỏe thì bạn cần phải có chế độ ăn uống phù hợp với cường độ luyện tập để giúp vừa đủ sức khỏe khi đạp xe và vẫn đảm bảo giảm được lượng mỡ trong ở phần “bắp chân”.
  • Nồng độ hormone: theo chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng thì “Ở nữ giới lượng testosterone ít hơn 15% so với nam giới và ở nữ giới có lượng mỡ nhiều hơn 10% so với nam giới. Điều này bạn có thể hiểu rằng để có thể có được cơ bắp rắn chắc như ở nam giới, nữ giới phải rèn luyện nhiều hơn 15% so với nam giới để có được phần cơ bắp như vậy”. Do đó với các bài tập đạp xe thông thường, “bắp chân” của nữ giới khó có thể to hơn với nam giới nên nữ giới hoàn toàn yên tâm tập luyện.

Đạp xe có to chân không?

Phương pháp đạp xe để có đôi chân thon gọn

Các bạn nữ để có được đôi chân thon gọn, săn chắc thì phương pháp luyện tập là một điều không thể thiếu để giúp đôi chân thon gọn trong thời gian ngắn và hiệu quả tốt nhất.

Tốc độ đạp xe phù hợp

Tốc độ đạp xe phù hợp là yếu tố quan trọng giúp bạn cải thiện được hệ thống tim mạch và loại bỏ mỡ đùi và bắp chân. Khi bắt đầu đạp bạn nên đạp xe thật chậm trong 5 phút đầu đề khởi động và làm giãn các cơ của cơ thể tránh trường hợp bị chuột rút. Sau đó tăng tốc độ đạp xe lên từ từ cho đến khi tốc độ cao nhất mà bản thân bạn có thể chịu được. Khi bạn đạp xe ở tốc độ cao trong một khoảng thời gian dài thì bạn sẽ cảm thấy nhịp tim tăng nhanh hơn, bạn phải giảm dần tốc độ đạp thật chậm để điều hòa được nhịp tim về ban đầu. Lưu ý khi bạn đạp quá nhanh ngay khi vừa bắt đầu sẽ làm cho những tác động nguy hiểm tới tim.  Với cường độ và tốc độ đạp phù hợp bạn hoàn toàn có thể cải thiện được hệ thống tim mạch và loại bỏ được mỡ đùi ở bắp chân giúp đạp xe không có to chân.

Thời gian đạp xe hợp lý

Đối với những bạn muốn đạp xe để giúp chân thon gọn thì thời gian đạp xe lý tưởng khoảng từ 30 đến 40 phút một ngày. Tuy nhiên nếu bạn muốn rèn luyện sức khỏe và tăng cường bắp chân thì bạn nên tập luyện trong khoảng từ 45 đến 60 phút và sau đó nâng dần lên 1 – 2 giờ.

Bổ sung nước thường xuyên

Bổ sung nước là quá trình quan trọng trong việc đạp xe bởi việc bổ sung nước thường xuyên sẽ giúp cho bạn có được việc đào thải chất độc của cơ thể tốt hơn và tránh được tình trạng mất nước khi đang đạp xe. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng “Bạn nên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày kể cả khi không luyện tập”. Đối với những khu vực như đô thị hay đường trường bạn nên lựa chọn loại xe có gắn bình nước giúp cho việc cấp nước kịp thời.

Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Phương pháp tiếp theo là về chế độ ăn uống của cơ thể bạn, việc ăn nhiều protein sẽ làm cho cơ bắp của bạn phát triển nếu bạn là người thích luyện tập cơ bắp thì bạn nên ăn nhiều protein và kết hợp với luyện tập ở cường độ cao sẽ giúp cho bạn có được phần bắp chân mong muốn. Nếu bạn muốn loại bỏ phần mỡ ở đùi và bắp chân thì bạn nên cắt bỏ hoàn toàn protein khỏi bữa ăn của mình. Bạn nên kết hợp với nhóm thức ăn với tỷ lệ hợp lý để có thể phát triển khỏe mạnh và hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

Phương pháp đạp xe để có đôi chân thon gọn

Lưu ý khi tập thể dục với xe đạp

Trước khi đạp xe

Trước khi đạp xe bạn nên ăn nhẹ và không nên ăn quá no bởi việc này sẽ gây ra tình trạng đau hông và nặng bụng, bạn nên uống một cốc nước nhỏ để tăng lượng nước trong cơ thể trước khi đạp xe, thường bạn nên uống trước 1 đến 2 tiếng. Ngoài ra, bạn nên khởi động nhẹ nhàng trước phần cổ, chân, gáy để tránh chấn thương trong lúc đạp xe đặc biệt là tình trạng chuột rút.

Không đạp xe quá lâu

Bạn cần phải lưu ý đặc biệt về thời gian đạp xe nếu đạp quá lâu không chỉ đem lại hiệu quả luyện tập mà còn có thể gây nguy hiểm tới cơ thể của bạn đặc biệt là bộ phận lưng, mông, bụng cũng chịu áp lực khi bạn tập luyện trong thời gian dài, đặc biệt tình trạng máu không lưu thông và gây ra các chấn thương như vẹo cột sống, đau lưng,… Bạn chỉ nên đạp xe liên tục tối đa trong 2 giờ, sau 1 giờ đạp xe ở cường độ cao thì bạn nên nghỉ giải lao trong 30 phút còn lại.

Mặc quần áo thoải mái

Khi đạp xe bạn nên lựa chọn mặc những trang phục thể thao chuyên nghiệp hoặc những trang phục thoải mái không quá chật hoặc quá rộng trong lúc tập. Quần áo quá chật sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, gò bó và mau mất sức. Ngược lại đối với quần áo quá rộng sẽ làm bạn cảm thấy nặng nề và vướng víu trong lúc luyện tập.

Sắp xếp thời gian biểu phù hợp

Bạn nên lựa chọn thời gian hợp lý phù hợp và cân bằng việc tập luyện và cuộc sống hằng ngày sẽ giúp bạn hứng thú và gắn bó lâu dài với việc đạp xe đạp sẽ giúp bạn tạo thành thói quen giúp đảm bảo được sức khỏe của bản thân trong thời gian dài. Thời gian lý tưởng mà bạn có thể đạp xe là sáng sớm hoặc buổi tối khi mà thời tiết dịu nhẹ nhất trong ngày.

Chọn loại xe phù hợp

Chọn loại xe phù hợp tùy chọn vào chiều cao và trọng lượng của bạn thân cũng như dòng xe đạp. Nếu bạn là nữ giới thì nên chọn mẫu xe có trọng lượng nhẹ và thiết kế phù hợp với bản thân, phù hợp với mục đích, không gian để xe, kích thước của xe.

Lưu ý khi tập thể dục với xe đạp

Bài viết khác

0927999333